Sunday, July 20, 2014

• TÔI GỌI HỌ (người lính VNCH) LÀ ANH HÙNG by Đặng Chí Hùng

và anh tôi là “giặc” !  
by vuitoichat - Nguồn : 
Facebook Dang Binh Diem Chi
TÔI GỌI HỌ (người lính VNCH) LÀ ANH HÙNG
 

by Đặng Chí Hùng

Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” như tôi từng chứng minh trong 2 bài “Những sự thật cần phải biết - phần 1” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...



 
Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.

Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...

Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13”) thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng”, còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn. 


 

Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống. Điều này tôi đã chứng minh ở “Những sự thật cần phải biết - phần 2”. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. 

Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH – vì với tôi họ là “Anh Hùng”! 

Đã cuối tháng 3 gãy súng (theo lời tác giả Cao Xuân Huy) của gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ - những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không?
 

  • Thứ nhất, trong khuôn khổ bài 1,2 “Những sự thật cần phải biết” tôi đã chứng minh rằng: VNCH không phải là “ngụy” và những người lính VNCH phải gục ngã vì họ bị ép phải thua và không còn khả năng để chiến đấu. Họ không thể dùng tay không đánh nhau với đoàn quân đông đảo có vũ khí, đạn dược áp đảo đang tiến theo thế cờ chính trị. Như vậy họ không phải là những người bại trận. Trên thực tế họ bị ép phải “thua”. 
  • Thứ hai, với khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự - trách nhiệm” thì quân lực VNCH đã chiến đấu cho tự do miền nam hơn 20 năm trời. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản (Xin xem thêm “những sự thật cần phải biết - phần 3,4”). Vậy cớ sao họ vì an ninh, vì quốc gia mà chiến đấu không thể gọi họ là anh hùng? 
  • Thứ ba, nhìn lại cuộc chiến VNCH và VNDCCH thì ai cũng thấy gương của những ông tướng dám tuẫn tiết theo thành như trường hợp của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... Vậy ai còn có thể nói quân lực có những người anh hùng đó không anh hùng? Dám chết cho lý tưởng của mình, dám chết vì thấy rằng mình dù bị ép thua nhưng cũng có trách nhiệm trong nỗi đau đó có thể gọi là anh hùng không? Có! Rất xứng đáng gọi họ là những anh hùng. 
  • Thứ tư, khi so sánh với quân đội nhân dân VN hiện nay tôi càng thấy sự khác biệt của những người anh anh hùng và những kẻ “tự phong anh hùng”. Nếu quân lực VNCH có Ngụy Văn Thà và đồng đội sẵn sàng hi sinh vì biển đảo tổ quốc thì quân đội nhân dân cộng sản không dám “ho” một tiếng với Trung cộng bắn ngư dân và con “tri ân” giặc như một đứa con nít đang xu nịnh đám giang hồ mất nết. Vậy ai là anh hùng các bạn cũng đã biết rồi chứ? 
  • Thứ năm, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng triệu người lính VNCH còn kẹt lại ở VN chịu thương tật, không ai giúp đỡ, không có lương hưu nhưng họ vẫn sống thẳng thắn và điềm đạm. Trong khi đó quân đội cộng sản tự cho mình là anh hùng thì lại vì cái sổ hưu mà đang cố bám lấy cái đảng khủng bố, độc tài và chịu làm thân nô lệ cho Tàu. Vậy ai là anh hùng? Xin giành sự suy ngẫm này cho chính các vị tướng già quân đội cộng sản. 
Còn rất nhiều bằng chứng nhưng tôi xin chỉ nêu 5 điều chính cho thấy những người mà tôi gọi là anh hùng – những người lính VNCH là hoàn toàn có cơ sở. Cuộc chiến mà họ phải thua dù họ có chính nghĩa không có ý nghĩa. 

Điều ý nghĩa đọng lại cho mãi sau này đó là họ đã từng là những người anh hùng, họ xứng đáng được tôn vinh và quan trọng hơn họ đang thắng trong cuộc chiếntrong lòng con dân Việt Nam! 

Xin ngả mũ tri ân những 
người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí 
không chịu khuất phục 
cộng sản khát máu!

DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH ĐÃ TUẪN TIẾT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG Mất Nước

 

   


Mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lạt 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ
10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ - Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vinh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
39- …………………………….. và còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

*****Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ, cần có một cơ quan nào đó làm việc cập nhật bản danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế.

Nhìn lại hàng ngũ quân đội trên thế giới, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc mọi người đang tưởng niệm về ngày 30.4.1975, thì đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của người lính VNCH, họ cố tình quên đi qúa khứ để được vinh thân phì da, quên đồng đội, quên những những người chiến hữu từng sát cánh ngày nào trên khắp các chiến địa....Thật xấu hổ cho những loại người nầy!

Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người đang dấn thân tiếp tục chiến đấu liên tục cho ngày quang phục quê hương. Họ vẫn luôn nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN, họ đã vì DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của một quân nhân quân lực VNCH....Chúng tôi kính phục họ, chúng tôi hãnh diện vì họ, họ đang sống những ngày đáng sống trên các phần đất tạm dung. Họ chính là những quân nhân ưu tú của quân lực VNCH.

Một điều rất may mắn nữa là hầu hết người Miền Nam, xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi tám năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt. Giờ đây xin mọi người hãy dành một nén hương lòng cho những người anh hùng của quân lực VNCH đã anh dũng ra đi trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng cho chúng ta được tôn vinh và đời đời nhớ ơn...

Anh hùng "tử" ... nhưng khí hùng "bất tử".
Kính dâng lên linh hồn các anh những nén hương của tuổi trẻ hậu duệ VNCH nhân mùa quốc hận 30.4 năm nay.


 

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT 
Đặng Sỹ Vinh,Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

Vào khoảng đầu năm 1974, Thiếu Tá Vinh, vợ và 7 người con dọn về sinh sống ở một khu bình dân, ngoài ngoại ô vùng Sài Gòn.

Theo một người hàng xóm cho biết. Và sau một thời gian rất ngắn, gia đình của Th/Tá Vinh được sự thông cảm, và quí mến của bà con lối xóm. Người con trai đầu lòng của Th/Tá Vinh chừng 30 tuổi, Tr/Uy Quân Y, sau khi tốt nghiệp trường Dược (Pharmacist Of medical School), và người con gái út khoảng 15 tuổi.

Gia Đình của Th/Tá Vinh là một gia đình sung sướng, hạnh phúc, nếu Sài Gòn đừng có rơi vào tay bọn Cộng-sản miền Bắc. Theo lời kể lại của hàng xóm về chuyện Th/Tá Vinh, người nắm một chức vụ trong Bộ Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài Gòn. Chừng 2 giờ chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh buông súng đầu hàng, thì bà con xung quanh kề cận với gia đình Th/Tá Vinh, nghe vài tiếng súng nổ, xuất phát từ trong nhà của Th/Tá Vinh.

Sau khi thấy không còn nguy hiểm, thì những người lối xóm bước vô trong nhà của Th/Tá Vinh. Họ đã chứng kiến Th/Tá Vinh, vợ, và 7 người con nằm kế bên nhau, trên một chiếc giường, tất cả đều đã chết, do thương tích từ viên đạn xuyên qua thái dương.

Kế bên là bàn ăn, là bữa ăn rất tươm tất. Kế đó là 9 cái ly uống nước trên bàn, mối cái ly đều có dấu vết tích để lại một chất bột màu hồng, đọng lại dưới đáy mỗi cái ly. Có lẽ đây là thuốc ngủ, mà trước đó Th/Tá Vinh đã cho mỗi người trong gia đình uống.

Sau đó tử tự bằng súng lục Colt45. Một cái tủ sắt đã mở sẵn, Th/Tá Vinh đã để lại vài trăm ngàn đồng tiền mặt, tương đương chừng $500 US dollars, cùng với một bức thư ngắn, do chính tay Th/Tá Vinh viết: “Bà Con mến, Mong Bà Con niệm tình tha thứ cho gia đình chúng tôi, bởi vì chúng tôi không muốn sống dưới chế độ Cộng-sản này.

Nên chúng tôi đã chọn cái chết, và chính cái chết đó, có thể đem lại sự buồn phiền đến với bà con. Xin nhờ bà con báo tin này đến người chị (em) của tôi tên là ..., ở ..., và dùng số tiền này, để lo chôn cất cho gia đình chúng tôi. Xin đa tạ Đặng Sĩ Vinh”.
(E.M. from Tuấn Phan)

No comments:

Post a Comment