Tuesday, November 25, 2014

• Nghi Vấn Về Lá Cờ Đỏ Và Những Điều “Chúng Tôi Muốn Biết” (Trần Nhật Kim)

Nghi Vấn Về Lá Cờ Đỏ Và Những Điều
“Chúng Tôi Muốn Biết”

(Trần Nhật Kim)
Posted on October 18, 2014 by Lê Thy
Sau khi hàng trăm ngàn tuổi trẻ và trí thức Hong Kong phát động cuộc biểu tình với sự hỗ trợ của mọi thành phần dân chúng, để đòi hỏi nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa phải tôn trọng thỏa hiệp Trung-Anh được ký kết trước khi trao trả Hong Kong cho Trung hoa vào năm 1997. Thỏa ước Trung Anh có điều khoản quy định rằng: “Hong Kong được hưởng quy chế tự trị cao cho đến ít nhất là năm 2047-2050 sau khi chuyển giao chủ quyền, dưới chính sách- một quốc gia 2 chế độ hành chánh-…Hong Kong được duy trì phần lớn chế độ chính trị…”






Tại Việt Nam, trong những ngày gần đây đã xuất hiện một phong trào “Chúng Tôi Muốn Biết” trên mạng lưới toàn cầu với mọi thành phần dân tộc, đòi đảng và nhà nước XHCNVN phải công bố về những thỏa hiệp chuyển nhượng lãnh hải và lãnh thổ cho Trung cộng không qua một cuộc “trưng cầu dân ý”. Người Việt, qua phong trào “Chúng tôi muốn biết”, đòi hỏi đảng CS Hà Nội phải trả lời về những hành động bán nước kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990 cho đến nay.

• đàm phán bí mật Thành Đô 1990 
• HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 - 01
• HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 - 02
• HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 - 03
• Lá cờ đỏ sao vàng không phải là cờ của Tổ Quốc Việt Nam - Lê Dủ Chân


Vì bản chất của chế độ cộng sản là độc tài đàn áp, coi thường ước vọng của toàn dân, độc quyền cai trị, và vì quyền lợi của đảng và phe nhóm, nên mang tiếng có chính phủ nhưng hành động vô tổ chức. Những hành động “móc ngoặc” từ ngày Hồ chí Minh trị vì cùng đảng CS của ông đã phá hoại, chia rẽ dân tộc Việt Nam, cam tâm làm tay sai cho ngoại bang.
Sau nhiều chuyến “thăm viếng ngoại giao” Trung cộng của các quan chức hàng đầu của đảng CSVN, kết quả đưa tới Hội Nghị Thành Đô năm 1990, xem như đã tới đoạn chót của “hiệp ước song phương” mà phần còn lại bắt buộc phía đảng CSVN phải thi hành. Người dân Việt không được thành phần cầm quyền thông báo hay trưng cầu ý kiến, nên trước những việc trọng đại liên quan tới an nguy của đất nước đã đặt ra nhiều câu hỏi.


Từ sau Hội Nghị Thành Đô tại Tứ Xuyên, một loạt hiệp ước “âm thầm ký kết” giữa hai đảng Việt cộng và Trung cộng được thực hiện. Từ Hiệp ước nhượng 765 cây số vuông thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc vào năm 1999, khiến thắng cảnh “thác Bản Giốc” đến “hang Pắc Bó”, một cứ điểm mà đảng CSVN gọi là “vùng đất lịch sử”, nơi mà ông Hồ cắm ngọn “cờ đỏ sao vàng” mang về từ Trung cộng, để khởi đầu cuộc cách mạng chống thực dân đô hộ, nay đã thuộc về Trung Hoa. Người Việt cư ngụ ở vùng này từ lâu đời đã phải di chuyển, nếu muốn ở lại căn nhà của mình, phải trở thành người Tầu.

Một hiệp ước quan trọng hàng đầu khác là “Hiệp ước Vịnh Bắc Bộ” cũng được giải quyết theo ý “Thiên triều”, sau một thời gian “thương thảo, giằng co lấy lệ” để che mắt nhân dân,11.000 cây số vuông vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền VN theo như lịch sử còn lưu giữ, đã lọt vào tay Trung cộng. Vì không công khai, nên con số 2 Tỉ đô la (2.000.000.000 US $) tiền “trà nước” vẫn cần đảng CSVN trả lời.
Về chủ quyền Biển Đông, đã được Thủ Tướng nước Đức, bà Angela Merkel, đưa ra tấm bản đồ vẽ năm 1735 (*) khi Tập Cận Bình sang thăm Đức vào ngày 28-3-2014. Tấm bản đồ ghi rõ biên giới của Trung Hoa chỉ tới đảo Hải Nam. Biển Đông không thuộc chủ quyền của Trung Hoa.
(*)Tấm bản đồ Trung Hoa cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean Baptiste Bourguignon d’Anville, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735)
Chúng ta nhận ra hậu quả nghiêm trọng của những ký kết trên, đất nước của ông cha đã lọt vào tay ngoại bang. Tựu chung, chỉ vì sự kém hiểu biết của ông Phạm Văn Đồng khi làm theo dã tâm của ông Hồ, ký Công Hàm năm 1958, công nhận chủ quyền của TC tại hải đảo Hoàng sa và Trường sa. Sau này, ông Phạm Văn Đồng đã tìm cách nói quanh khi trả lời báo chí, “vì để chống đế quốc Mỹ nên giao hải đảo này cho TC quản lý, sau này TC sẽ trả lại”. Mặc dù vào thời gian này, người Mỹ chưa hiện diện tại Việt Nam và Hoàng sa-Trường sa thuộc chủ quyền của VNCH.
Vết chân xâm lăng muốn đồng hoá dân tộc Việt chưa ngừng tại miền Bắc, Trung cộng đã dùng đồng tiền mua chuộc những kẻ cầm quyền ở Hà Nội. Họ chỉ cần khoảng thời gian 60 năm đã tiến sâu vào tận miền Trung qua công trình khai thác Buaxite vào năm 2007.
Không màng tới lời can ngăn của hội đoàn, nhân dân và các chuyên gia về sự nguy hại đến môi trường sống cũng như an ninh quốc phòng, ngay cả lời yêu cầu của ông Võ Nguyên Giáp, một trong “tứ trụ” (Hồ, Chinh, đồng, Giáp) khai sinh ra đảng CS còn sót lại, Thủ Tướng Dũng lấy cớ vì quyền lợi của đảng nên quyết định ký tên. Nghe nói tiền trà nước riêng cho người ký tên là 150 triệu đô la, một ngân khoản quá nhỏ so với vùng đất vô giá của quê hương. Nhìn Việt Nam hiện tại, sự hiện diện của TC trải rộng như những chấm đen trên tấm da beo. Đó là “ưu điểm” của đảng CSVN khi nói tới hai chữ “chủ quyền” của dân tộc.
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Phó Chủ tịch Trung quốc, ông Tập Cận Bình, tại Hà Nội ngày 21-12-2011, các em bé Việt Nam đã cầm lá cờ Trung Hoa với 6 sao. Không hiểu vì lý do nào đảng CSVN lại thêm ngôi sao nhỏ thứ 5 trên lá cờ. Về phương diện ngoại giao, sự sai lầm này là một điều xỉ nhục cho quốc gia được mời, và nói lên sự ngu dốt của quan chức lãnh đạo đảng CSVN. Cờ Trung cộng còn gọi là “Ngũ tinh Hồng kỳ” chỉ có 5 sao, trong đó 4 sao nhỏ đại diện cho lực lượng cách mạng bao gồm 4 giai cấp: công nhân, Nông dân, Tiểu Tư sản thành thi và Tư sản dân tộc. Ngôi sao thứ 5 mà đảng CSVN thêm vào có dụng ý gì? Hay lầm tưởng 4 ngôi sao nhỏ tượng trưng cho 4 dân tộc: Mãn, Hồi, Mông, Tạng, nên đảng CSVN muốn chứng tỏ “thân phận tôi đòi” đã thêm ngôi sao thứ 5. Mặc dù có nhiều thắc mắc, nhưng vẫn không được phía “người cầm quyền Hà Nội” đưa ra lời minh xác cho hành động này.

Do những hành động che dấu, lừa gạt của đảng CSVN, khiến xuất xứ của “cờ đỏ sao vàng” cũng gây ra nhiều tranh cãi. Để xác định, chúng ta tìm hiểu sơ lược về “con đường ra đi cứu nước của Nguyễn Tất Thành” cũng như hoạt động của ông, để có thể biết thêm về xuất xứ lá cờ đỏ:
- Năm 1911 (21 tuổi), làm phụ bếp dưới tầu Latouche-Tre1ville của Pháp.
- Năm 1912, tới New York (Hoa Kỳ) làm phụ bếp tại khách sạn Park House.
- Năm 1913-1917, làm phụ bếp cho khách sạn Carlton tại Luân Đôn (nước Anh).
- Năm 1917, trở lại Pháp, được ông Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường và Phan chu Trinh cho ở chung nhà. Trên các bài viết ba ông có ký tên chung là “Nguyễn Ái Quốc” nên Nguyễn Tất Thành đã mạo danh là Nguyễn Ái Quốc. Nhờ uy tín của “nhóm Nguyễn Ái Quốc”, Nguyễn Tất Thành quen biết và được các nhà xã hội Léon Blum, Marcel Cachin, Marius Moutet giới thiệu và được vào đảng Xã Hội Pháp.
- Năm 1920, dự Hội nghị Tours và Nguyễn Tất Thành trở thành một trong những sáng lập viên của đảng cộng sản Pháp (ủng hộ Quốc Tế 3).
- Năm 1923, được đại biểu đảng cộng sản Nga Manuilsky vận động cho Nguyễn Tất Thành sang huấn luyện tại Nga và trở thành cán bộ có ăn lương của Quốc tế cộng sản.
- Năm 1924, được QTCS phái sang Trung Hoa với nhiệm vụ thành lập các chi bộ CS tại Việt Nam và một số quốc gia thuộc Đông Nam Á.
- Năm 1926, Nguyễn Ái Quốc dưới bí danh Lý Thụy đã kết hôn với bà Tăng Tuyết Minh (1905-1991), một nữ hộ sinh. Hôn lễ tổ chức dưới sự chứng kiến của một số người trong đó có bà Đặng Dĩnh Siêu (phu nhân của ông Chu Ân Lai)
- Năm 1930, bị bắt giam tại Hương cảng vì tội hoạt động cho cộng sản. Sau khi được tha, Nguyễn Tất Thành bị gọi về Moscow để tái huấn luyện trong 3 năm tại đại học Lenin.
- Năm 1938, được phái sang Hoa Nam-Trung Hoa, ông Hồ đã xâm nhập và chiếm danh “Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội” của ông Hồ Học Lãm.
- Ngày 19-5-1941, Thành lập Mặt Trận Việt Minh tại hang Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng.
- Năm 1942, Nguyễn Tất Thành đổi tên là Hồ Chí Minh để có thêm ảnh hưởng (Hồ Chí Minh là bút hiệu của ông Hồ Học Lãm).
- Năm 1945, Hồ Chí Minh tổ chức thành công cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim và thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
- Năm 1946, được hỗ trợ tích cực của đảng CS Trung Hoa, đánh thắng Pháp tại trận Điện Biên Phủ. Việt Nam bị chia đôi tại vĩ tuyến 17 vào năm 1954, thành hai miền Nam Bắc.
- Năm 1959, ông Hồ đưa quân xâm nhập miền Nam và thành lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào năm 1960.
Về nguồn tin Nguyễn Tất Thành bị bệnh sau khi ra tù tại Hong Kong và qua đời vào năm 1933 vẫn còn là một điều cần được làm sáng tỏ. Điều này liên hệ tới nhân vật Hồ Chí Minh là người Tầu, vì khi làm Chủ Tịch nước ông Hồ đã không màng gì tới họ hàng thân thích. Hơn nữa, hành động này chứng tỏ ông Hồ không phải là người Việt Nam nên có hành động tàn bạo đối với dân tộc Việt. Nghi vấn này sẽ được sáng tỏ qua thử nghiệm ADN (DNA) trên xác ướp của ông Hồ, trừ trường hợp đảng CSVN muốn né tránh vì ông Hồ thật sự là người Tầu Đài Loan.
Trở lại nghi vấn về xuất xứ của lá cờ đỏ sao vàng, có nguồn tin cho rằng: Hội nghị Xứ ủy mở rộng vào tháng 7 năm 1940 tại tỉnh Mỹ Tho, đã đưa ra quyết định về cuộc khởi nghĩa tại Nam kỳ trong đó có đề cập tới “Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng 5 cánh”, nhưng cũng không nói rõ ai là tác giả của lá cờ.
Một nguồn tin khác đề cập tới ông Nguyễn Hữu Tiến là tác giả của cờ đỏ sao vàng dựa theo một bài thơ mà 2 câu cuối đã nói tới:
…Hỡi sĩ, công, nông, thương, binh
Đoàn kết lại như sao vàng 5 cánh.
Ngày 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa thất bại, ông Nguyễn Hữu Tiến bị bắt, bị tử hình ngày 28-8-1941.
Tuy nhiên, trong công văn số 1393 do Thứ Trưởng Văn hoá Thông tin ký ngày 18-4-2001 đã xác định là tại: “Cục Lưu trữ Trung ương đảng, Viện lịch sử đảng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam” đều không có tài liệu nào chứng minh ông Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ đỏ sao vàng.
Sau đó, ông Lê Quang Sô được nêu danh là người có liên hệ với sự hình thành của lá cờ đỏ sao vàng, nhưng cũng không có tài liệu nào để chứng minh nguồn tin này.
Theo ông Võ Nguyên Giáp, năm 1941 ông Hồ từ Trung hoa trở về đã mang theo lá cờ đỏ và treo tại hang Pắc Bó. Lập luận này cũng sát với thực tế như đã nêu ra ở trên: năm 1924 ông Hồ được Quốc Tế cộng sản phái sang Trung Hoa với nhiệm vụ thành lập các chi bộ cộng sản tại Việt Nam và một số quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Cho nên nghi vấn về hình ngôi sao vàng trên lá cờ đỏ với cánh cong bầu của đảng CSVN (giai đoạn 1945-1955) được ghi nhận là sao chép từ mẫu cờ của tỉnh Phúc Kiến xuất hiện từ năm 1933, có thể là sự thật. Mẫu “cờ đỏ sao vàng” của tỉnh Phúc Kiến hiện diện trong phim “Vạn lý trường chinh” đã được trình chiếu nhiều nơi. Do đó, Xứ ủy ở Tân Hương, Mỹ Tho dù có nói tới lá cờ đỏ, có thể, cũng chỉ nằm trong chương trình mà ông Hồ được lệnh của Quốc Tế cộng sản thành lập các tổ chức cộng sản tại Việt Nam trước đó.
Về sự hoang tưởng của chủ thuyết cộng sản, khởi đầu từ câu nói của K. Marx và F. Engels: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại”, đã được Lenin sửa đổi thành khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” đã thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp, mở màn cho hành động tàn sát đẫm máu của người đồng loại. Hình ảnh của “Búa Liềm” đến “Sao Vàng” trên mầu cờ đỏ của chế độ cộng sản là biểu tượng của tội ác, đã gây ra cái chết cho 100 triệu nạn nhân trên thế giới. Số nạn nhân chết nhiều nhất tại các nước cộng sản xẩy ra tại Liên Xô dưới thời Stalin, tại Cộng hoà Nhân dân Trung hoa dưới thời Mao Trạch Đông, tại Campuchia dưới thời Khmer Đỏ, tại Việt Nam dưới thời Hồ Chí Minh…được ghi nhận là “tội ác ghê tởm nhất của thế kỷ 20″.
Ngay khi bức tường Bá Linh sụp đổ vào năm 1989, các nước Đông Âu phế bỏ chế độ cộng sản để theo đời sống Tự do Dân chủ. Người dân Nga Sô đã vứt bỏ lá cờ đỏ búa liềm, nhận lại lại cờ ba mầu thời Sa Hoàng do nhân dân Nga chọn lựa từ thế kỷ 17. Lá cờ 3 mầu “trắng, Xanh, Đỏ” đã trở lại vị thế quốc kỳ của nước Nga mới và ngày 22 tháng 8 được kỷ niệm là “Ngày Quốc Kỳ”.
Nhân dịp nước Nga kỷ niệm “Ngày Tưởng nhớ đàn áp chính trị”, Tổng Thống Nga Medvedev ghi lại vào ngày 30-10-2009: “Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị. Chúng ta chỉ cần nghĩ, hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống của con người. Và không có bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị có thể chấp nhận được.”(*Nguồn: Greta Wyborcza, báo Ba Lan)
Nếp sống Tự do Dân chủ đang ảnh hưởng sâu rộng tại các quốc gia trên thế giới, sẽ thanh toán những tàn dư của chế độ độc tài cộng sản. Các nước cộng sản Đông Âu đã loại bỏ chủ thuyết Mác-Lenin, hội nhập với Thế giới Tự Do, để cùng phát triển. Dân chúng nước Nga cũng vất bỏ cờ búa liềm, nhận lại lá cờ ba mầu có từ thế kỷ 17, một mầu cờ mà họ chọn lựa, đã trở thành một biểu tượng của nước Nga không cộng sản. Ngày mà nhân dân Việt Nam vất bỏ lá “Cờ In Máu” của chính đồng bào mình, một biểu tượng của “khủng bố và đàn áp, của máu và nước mắt”, không còn xa. Để người Việt hãnh diện đi dưới mầu cờ dân tộc.
“Chúng Tôi Muốn Biết” là một phong trào mang ước vọng hoà bình, mong đợi một cuộc sống dân chủ. “Chúng Tôi Muốn Biết” là nơi hội tụ những tâm hồn yêu nước, vì tự do của dân tộc, vì quyền sống của con người, đang mời gọi những tấm lòng yêu thương Tổ quốc của người Việt trên Thế giới, góp sức xây dựng một nước Việt Tự do và Dân chủ.
Trần Nhật Kim
Tháng 10-2014

No comments:

Post a Comment